Bệnh viêm lợi là một chứng bệnh phổ biến trên toàn thế giới, cả người lớn và trẻ nhỏ đều là đối tượng dễ mắc phải. Viêm lợi không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh.
1. Lợi là gì?
Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Cơ quan răng bao gồm hai thành phần là răng và tổ chức quanh răng. Tổ chức quanh răng bao gồm lợi và phần niêm mạc miệng biệt hóa ôm quanh răng. Ở ngách tiền đình và mặt lưỡi chúng ta nhìn thấy rõ đường ranh giới giữa lợi và niêm mạc hàm ếch.
Y khoa chia lợi thành lợi tự do và lợi dính. Lợi tự do lại được chia thành lợi nhú và đường viền lợi. Đây là phần lợi ôm sát cổ răng và tạo với cổ răng một khe sâu gọi là rãnh lợi. Lợi dính là phần lợi cao 1,5mm bám dính vào chân răng ở trên và mặt răng ở dưới.
Lợi bình thường rất săn chắc, có màu hồng nhạt, không sưng, không chảy máu và hơi thở thơm tho. Khi có vi khuẩn viêm nhiễm từ bên ngoài vào, lợi sẽ chuyển sang màu.
2. Bệnh viêm lợi là gì?
Khi vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng có thể gây ra bệnh viêm lợi. Đây là các nguyên nhân khiến lợi dễ bị tổn thương, điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Vi khuẩn phát triển phần lớn từ các mảng bám trên răng bao gồm cả mảng bám không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Trong vòng 24 tiếng, các mảng bám tích tụ trong răng, sẽ cứng lại và tạo thành cao răng. Với các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường thì không thể làm sạch chúng được, mà cần phải dùng các thiết bị nha khoa chuyên dụng.
Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Tuy nhiên bệnh viêm lợi không nguy hiểm nó chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp.
Khi bị viêm lợi, nướu của chúng ta sẽ bị đỏ và sưng. Nhưng vì chủ quan nên là nó sẽ tự khỏi nên chúng ta dễ dàng bỏ qua và không có phương pháp điều trị kịp thời. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì sẽ bị rụng răng.
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm lợi nhất, nguyên nhân là do bé không chủ động thường xuyên vệ sinh răng miệng, xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng, hoặc do quá trình mọc răng….
Trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm lợi nhất, nguyên nhân là do bé không chủ động thường xuyên vệ sinh răng miệng
3. Các triệu chứng của bệnh viêm lợi là gì?
Ở giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi sẽ sưng tấy, có màu đỏ và dễ bị đau khi va chạm. Dù đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm lợi nhưng cũng khiến cho việc ăn uống hàng ngày của bạn khó khăn. Đau buốt, khó chịu khi bạn ăn uống là cảm giác không hề dễ chịu.
Ở giai đoạn viêm cận răng, lợi của chúng ta dễ dàng bị viêm sưng đỏ, chảy máu bất chợt gây đau nhức. Nhất là sau khi đánh răng hay xỉa răng bằng tăm, chân răng hoặc dầu tăm thường rỉ máu. Nếu bạn thường xuyên xuất hiện máu ở vùng lợi, chúng ta nên đi khám nha khoa để được chẩn đoán và có các biện pháp điều trị.
Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
4. Hơi thở người bệnh có mùi liên tục
Hôi miệng
Trong nhiều trường hợp, hôi miệng là dấu hiệu của người bị viêm lợi
Trong nhiều trường hợp, hôi miệng là dấu hiệu của người bị viêm lợi. Theo nghiên cứu, ở Việt Nam có tới 90% người bị hôi miệng từ mức độ nhẹ đến cao. Nguyên nhân của hôi miệng là do các vi khuẩn, mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng lợi sẽ bị phân hủy và tạo nên mùi hôi khó chịu. Còn người bệnh bị hôi miệng do bị viêm lợi là do các tủi mủ ở chân răng, khiến việc vệ sinh răng miệng càng trở nên khó khăn và cứng đầu. Hôi miệng gây nên tâm lý mất tự tin, ngại giao tiếp ở người bệnh, thậm chí bị mọi người xung quanh xa lánh.
Bên cạnh đó, giữa răng và lợi xuất hiện những khe hở rộng. Đến khi răng bị lung lay và rụng thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Viêm lợi làm cho cấu trúc quanh răng bị ảnh hưởng, phần lợi giữa các răng yếu dần và gây nên hiện tượng tụt lợi, tạo nên kẽ hở giữa các chân răng. Khi chân răng yếu đi, chức năng bảo vệ răng của lợi cũng bị mất dần và làm cho răng lung lay.
Ở trẻ em, tùy vào từng thể trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm lợi mà có các triệu chứng khác nhau. Phần lớn, lợi của em bé sẽ bị sưng phồng lên, lợi không còn sắc hồng như bình thường mà chuyển sang màu bất thường, rất nhạy cảm, dễ chảy máu nhất là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Viêm lợi đồng nghĩa với việc bé có hơi thở hôi, răng lung lay.
Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu, lợi bị tụt xuống khiến chân răng bị lộ ra ngoài, thậm chí là lở loét trong má, nướu răng.
Nhìn chung, dù bệnh viêm lợi diễn ra cả ở người lớn hay trẻ em thì đều gây ra những bất tiện nhất định. Ngoài việc gây đau đớn cho người bệnh, viêm lợi còn làm cho chân răng mất đi chức năng bảo vệ, che chắn chắc chắn.