×

Chỉnh sửa răng không mắc cài invisalign


Niềng răng là như thế nào?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha, giúp xếp răng thẳng hàng tái tạo khớp cắn tốt nhất giúp bạn có một nụ cười hoàn hảo và sức khỏe răng miệng được tốt nhất. Hiện nay niềng răng là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp răng bị: móm, răng hô (vẩu/vổ), răng khấp khểnh, răng mọc thừa, mọc lạc, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo. Đồng thời ngoài công dụng thẩm mỹ thì niềng răng còn giúp điều chỉnh khớp cắn một cách tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay:

 

 

————————-

Lợi ích của niềng răng Invisalign

  • Răng trong quá trình niềng trông như răng thật
  • Không cần kiêng khem trong ăn uống
  • Không bị gò bó, khổ sở trong sinh hoạt
  • Đảm bảo sức khỏe răng miệng
  • Thăm khám định kỳ, đảm bảo răng miệng luôn đúng hướng.
  • Khay niềng thay đổi dễ dàng mỗi 2 tuần
  • Khách hàng được nhìn nhận toàn bộ quá trình bằng hình chiếu 3D trực quan

QUY TRÌNH NIỀNG RĂNG INVISALIGN

Bước 1: Khám tổng quan và thu thập con số

Bước 2: Lập kế hoạch điều trị và mô hình hoá 3D

Bước 3: Bác sĩ làm việc với khách hàng và phòng lab ở Mỹ chế tạo khay Invisalign

Bước 4: Giao khay và khám định kỳ 2 – 6 tuần tuỳ từng khách hàng

Xem thêm: TẠI SAO NIỀNG RĂNG TRONG SUỐT LẠI ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI ƯA CHUỘNG ĐẾN VẬY?

 

——————————————————-

NIỀNG RĂNG INVISALIGN MỸ CÙNG TIỀN ĐẠO CÔNG PHƯỢNG TẠI NHA KHOA HÀ NỘI SYDNEY

Invisalign khắc phục được vấn đề răng miệng

Invisalign khắc phục hiệu quả các sai khác về răng thường gặp, bao gồm răng mọc chen lấn, lệch lạc, răng hô (vẩu) hay móm, sai khớp cắn. Cụ thể là:

1. Sai khớp cắn loại 1 (hô, vẩu)

3 phần trán – mũi – cằm bị lệch mà khi nhìn thẳng hay nghiêng, hàm trên hơi nhô ra trước, môi trề, cằm co lại. Các răng phía trong tiếp xúc và tương đối khớp với nhau nhưng các răng phía trước của hàm trên phủ, che khuất gần như hoàn toàn nhóm răng này ở hàm dưới.

2. Sai khớp cắn loại 2 (móm – khớp cắn ngược)

Tương quan 3 phần trán – mũi – cằm bị lệch, gãy ở giữa gương mặt. Khi nhìn nghiêng sẽ thấy mũi hơi gãy, cằm nhô mặt lưỡi cày. Các răng phía trước của hàm trên bị các răng ở vị trí tương ứng ở hàm dưới che khuất. Đường thằng nối trán-mũi-cằm có thể gãy hoặc thẳng. Tuy nhiên, dù thẳng nhưng vẫn bị lệch trái hoặc phải. Những bệnh nhân bị sai khớp cắn loại 2 thường hay gặp khó khăn hơn trong ăn nhai, dễ bị dị tật răng nanh ngầm và có thể khả năng phát âm không chuẩn.

3. Sai khớp cắn loại 3 (khớp cắn đối đầu)

Tương quan trán – mũi –cằm bình thường. Các răng hàm ở phía trong của cả 2 hàm có thể chạm nhau hoặc không. Các răng cửa hai hàm tiếp xúc với nhau ở rìa răng.

4. Sai khớp cắn loại 4 (khớp cắn hở)

Đặc điểm dễ nhận biết là các răng cửa phía trước ở cả hai hàm không chạm nhau. Các răng phía sau bình thường, tương quan trán – mũi – cằm bình thường. Do khoảng hở của các răng phía trước nên khả năng ăn nhai bị giảm sút, thẩm mỹ răng kém.

5. Sai khớp cắn loại 5 (khớp cắn sâu)

Các răng phía trước hàm trên bao lấy toàn bộ các răng tương ứng ở hàm dưới. Phần đỉnh răng phía trước hàm dưới chạm vào chân nướu của các răng hàm trên. Các răng hàm bên trong tiếp xúc bình thường.

6. Sai khớp cắn loại 6 (khớp cắn chéo)

Đường thẳng qua trán – mũi – cằm bị gấp khúc ở khe răng cửa. Các nhóm răng phía trong hay ngoài đều bị xô so với cấu trúc răng thông thường. hai hàm răng không tương xứng.

 

Bài viết liên quan:

© Bản quyền thuộc nhakhoahanoisydney.vn - Thiết kế Web Minh Dương
Phone
Zalo
1
B.s TƯ VẤN ONLINE