×

Mọi thứ cần biết về niềng răng hô

Hô răng là tình trạng mà rất nhiều bạn trẻ đang gặp phải hiện nay làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức  khoẻ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Một trong những biện pháp chữa hô răng được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn hiện nay là niềng răng hô. Cùng nha khoa Sydney Hà Nội tìm hiểu và trang bị tất cả các kiến thức về răng hô cũng như niềng răng hô thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Răng hô là gì, phân loại răng hô

1.1 Định nghĩa 

Răng hô (hay còn gọi là răng vẩu) là một trong những dạng khiếm khuyết răng miệng thường gặp ngày nay nguyên nhân do sự mất tương xứng giữa 2 hàm trên và dưới.

Răng hô là gì?

Răng hô là gì?

1.2 Phân loại răng hô

Răng hô hàm trên

Đây là dạng sai khớp cắn do cấu trúc xương hàm trên phát triển mạnh, làm cho phần xương hàm trên bị nhô ra và 2 hàm trên dưới không đều nhau. Đây là loại răng Nếu tình trạng này nhẹ thì chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, làm mất cân đối của khuôn mặt, nhưng nếu bị hô nặng có thể dẫn đến ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như việc nhai thức ăn và phát âm

Răng hô hàm trên

Răng hô hàm trên

Răng hô hàm dưới

Đây là hậu quả của tình trạng khung xương hàm dưới phát triển mạnh hơn so với bình thường khiến hàm dưới bị nhô ra không tương xứng với hàm trên. Dạng khiếm khuyết răng miệng này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Răng hô hàm dưới

Răng hô hàm dưới

Răng hô hở lợi

Răng hô hở lợi xảy ra do sự mất cân đối giữa chiều cao của nướu răng và chiều cao của răng, khi cười phần nướu răng sẽ lộ ra, điều này làm giảm thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Răng hô hở lợi

Răng hô hở lợi

Răng hô cằm lẹm

Đây là trường hợp xảy ra do xương cằm quá ngắn so với xương hàm, làm phần cằm bị thụt vào phía bên trong gây mất hài hòa cho khuôn mặt.

Răng hô cằm lẹm

Răng hô cằm lẹm

Răng hô môi dày

Tình trạng môi dày lên để che đi phần răng nhô ra được gọi là răng hô môi dày. Biểu hiện của người bị răng hô môi dày là môi và răng đều bị nhô ra bên ngoài dẫn đến khó khép miệng

2. Nhận biết răng hô

2.1 Quan sát góc mặt nghiêng từ bên ngoài 

Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết tình trạng hô răng thông qua phần hàm và môi: người bị hô răng sẽ có phần hàm và phần môi bị nhô ra bên ngoài. Ta có thể nhận biết góc độ nhô răng bằng đường thẳng nối từ điểm chính giữa trán qua điểm chân mũi đến điểm nhô ra cao nhất của hàm. 

Ngoài ra, đường thẩm mỹ S và E cũng là một trong những phương pháp phổ biến để đo góc độ nhô răng

  • Đường thẳng E chính là đường nối từ đầu mũi đến điểm nhô ra cao nhất của cằm. Theo tỷ lệ tiêu chuẩn, môi trên sẽ cao hơn đường S khoảng 4mm, môi dưới sẽ thấp hơn tầm 2mm. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, tỷ lệ này có chút thay đổi, môi dưới chỉ nằm cách đường thẩm mỹ E 1mm.
đường thẩm mỹ E

đường thẩm mỹ E

  • Đường S chính là đường nối 2 điểm giữa cánh mũi và điểm nhô ra cao nhất ở cằm. Theo tiêu chuẩn thẩm mỹ, người có khuôn mặt hài hòa là người có môi trên và môi dưới đều nằm phía dưới đường S. Đối với người bị hô răng, cả 2 môi đều nằm phía trên đường này nên ta sẽ thấy phần môi và hàm bị nhô ra khi nhìn góc nghiêng.
đường thẩm mỹ S

đường thẩm mỹ S

2.2 Xem xét răng bên trong

Ngoài cách nhận biết răng hô thông qua quan sát góc mặt nghiêng, bạn có thể nhận biết tình trạng này bằng cách tự cảm nhận rìa cắn của 2 hàm. Nếu bạn không bị hô, rìa cắn của răng cửa hàm dưới sẽ chạm tầm ⅓ mặt trong thân răng ở hàm trên. Thông thường, răng ở hàm dưới sẽ thụt vào một chút so với hàm trên như nếu như khi chạm 2 hàm vào nhau thấy răng hàm dưới chạm vào nướu trong của hàm trên hoặc cao hơn hẳn hàm trên, điều đó chứng tỏ bạn đã bị hô.

2.3 Phân biệt hô xương hàm và hô răng

Trong trường hợp bị hô, bạn cần phải phân biệt được mình đang bị hô răng hay hô hàm. Để xác định được đều này, bạn có thể dùng một chiếc gương để nhìn toàn bộ nướu của 2 hàm cũng như toàn bộ răng của mình.

  • Dấu hiệu của hô răng
  • Răng không mọc thẳng đứng mà mọc chìa ra bên ngoài, phần nướu phủ ở bộ phận chân răng sẽ không phình hay gồ ra bên ngoài.
  • Dấu hiệu của hô hàm
  • Phần naướu bị gồ lên trong khi răng vẫn mọc thẳng và đều
  • Răng và khuôn miệng bị nhô ra nhiều hơn trán và mũi trong khi răng vẫn mọc thẳng
  • Phần nướu bao phủ răng bị lộ ra khi cười 
phân biệt hàm hô và răng hô

phân biệt hàm hô và răng hô

Lưu ý các phương pháp nêu trên được đưa ra để bạn có thể nắm bắt và nhận biết tình trạng răng miệng một cách tương đối từ đó bạn có cơ sở để dự đoán thực trạng của mình. Để có được các chuẩn đoán về tình trạng răng miệng một cách chính xác, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ cùng với các thiết bị công nghệ chuyên sâu về răng hàm mặt.

3. Nguyên nhân dẫn tới hô răng

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hô răng nhưg trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn ìm hiểu về 2 nguyên nhân chính là di truyền và thói quen sinh hoạt 

3.1 Nguyên nhân di truyền

Đa số người bị hô răng đều có nguyên nhân từ di truyền, những người thân trong gia đình họ như cha mẹ, ông bà đều gặp phải dạng khiếm khuyết răng miệng này. Trường hợp này sẽ tốn khá nhiều chi phí và công sức, và cũng khó khắc phục khắc phục hoàn toàn, dễ tái phát lại.

Với những người bị hô răng do di truyền, sự mất cân đối giữa xương 2 hàm đã có từ lúc mới sinh. Khi đó phần hàm và răng đều chưa phát triển nên điều này khó phát hiện. Trong thời gian dậy thì phát triển, nếu 1 trong 2 hàm phát triển cân xứng với hàm còn lại thì tình trạng này sẽ mất đi, còn nếu phát triển quá mức so với hàm kia thì sẽ dẫn đến tình trạng sai khớp cắn.

Độ tuổi lý tưởng để niềng răng hô do di truyền thường là 9-14 tuổi. 

3.2 Do thói quen sinh hoạt

Ngoài nguyên nhân di truyền, dạng sai khớp cắn này còn hình thành do các thói quen không tốt khi còn nhỏ như lấy lưỡi đẩy răng, nhai đá, mút tay, ngậm hoặc nhai nút vú giả trong thời gian dài ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng.

Nếu phát hiện và loại bỏ các thói quen này sớm thì có thể cải thiện tình trạng này. Còn khi đã bị lệch khớp cắn thì cần phải niềng răng hô sớm

4. Hậu quả của hô răng

Tình trạng hô răng có thể gây ra các tác hại sau:

  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khuôn mặt, gây mất cân đối khuôn mặt từ đó làm cho những người mắc tình trạng này trở nên tự ti trong giao tiếp
  • Ảnh hưởng tới các sinh hoạt hàng ngày nhu ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng do răng mọc sai lệch 
  • Khi bị tai nạn hoặc chấn thương sẽ dễ dẫn tới tình trạng gãy răng hoặc tổn thương hàm
  • Hình thành vùng nhăn ở cằm do không khép kín được miệng
  • Lợi dễ bị sưng và dễ bị mắc những căn bệnh liên quan đến răng miệng
hậu quả của hô răng

hậu quả của hô răng

5. Các trường hợp phải đi niềng răng hô

Tùy vào bộ phận bị hô sẽ có các biện pháp chỉnh nha phù hợp để cải thiện tình trạng răng miệng.

  • Trường hợp hô do răng mọc chìa ra ngoài, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chỉnh nha như niềng răng hô để kéo lùi toàn hàm, làm cho răng bạn đều và thẳng hơn
  • Trương hợp hô do hàm: khi đó hàm của người bệnh phát triển quá mức thì sẽ phải phẫu thuật chỉnh hàm để 2 hàm được cân xứng
  • Trường hợp do do răng và hàm thì người bệnh sẽ tiến hành niềng răng hô để răng mọc thẳng cũng như phẫu thuật để hàm trở lại bình thường.

6. Các phương pháp niềng răng hô

Như đã nêu ở phía trên, hô răng miệng có thể điều trị bằng niềng răng hô, phẫu thuật hoặc kết hợp cả 2 tùy vào tình trạng răng miệng của người bệnh. Trong đó, niềng răng hô là phương pháp điều trị phổ biến nhất và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay do chi phí và hiệu quả của nó. Dưới dây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phương pháp niềng răng hô được dùng phổ biến nhất hiện nay.

6.1 Niềng răng hô bằng mắc cài kim loại

Với phương pháp này, nha sĩ sẽ sử dụng mắc cài bằng kim loại và dây cung để chỉnh hình cho răng. Mắc cài được gắn cố định lên từng răng và dây cung sẽ nối các mắc cài này, tác dụng lực lên răng và làm cho phần răng bị hô trở lại đúng với vị trí bình thường. Các mắc cài này được làm từ hợp chất của Titanium và Niken vô cùng chắc và bền, từ đó giúp quá trình niềng răng hô được diễn ra 1 cách nhanh chóng, ổn định và mang đạt hiệu quả cao.

niềng răng hô mắc cài kim loại

niềng răng hô mắc cài kim loại

Trên thị trường hiện nay có 2 loại mắc cài được sử dụng là mắc cài kim loại truyền thống và tự động. Trong đó mắc cài kim loại tự động có nhiều ưu điểm hơn như mang lại hiệu quả nhanh hơn, dễ dàng vệ sinh hơn và giảm bớt đau đớn cho người dùng nhưng chi phí sẽ đắt hơn.

6.2 Niềng răng hô sử dụng mắc cài sứ

Về cơ bản, nguyên lý cơ bản của phương pháp này cũng giống như mắc cài kim loại. Điểm khác biệt ở đây là thay vì sử dụng hợp chất kim loại thì các mắc cài ở đây được làm bằng pha lê hoặc sứ nên tính thẩm mỹ của phương pháp này cao hơn, người dùng có thể tự tin hơn trong giao tiếp.

Niềng răng hô mắc cài sứ

Niềng răng hô mắc cài sứ

Mắc cài sứ cũng gôm tự động và truyền thống. Trong đó mắc cài tự động có nhiều tính năng vượt trội, dễ dàng sử dụng hơn và đem lại thẩm mỹ tối đa cho người dùng.

6.3 Niềng răng hô mắc cài trong

Niềng răng hô mắc cài trong (hay mắc cài mặt lưỡi) chính là mắc cài truyền thống, chỉ khác là mắc cài được đặt ở mặt trong của răng giúp cho mắc cài và dây cung không bị lộ ra ngoài, từ đó người dùng có thể tự tin khi giao tiếp.

Niềng răng hô mắc cài trong

Niềng răng hô mắc cài trong

Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề của nha sĩ cực kỳ cao và cũng sẽ khó vệ sinh răng miệng hơn.

6.4 Niềng bằng khay Invisalign

Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay và mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Với phương pháp này, mỗi người dùng sẽ được cung cấp các khay niềng riêng biệt và trong suốt phù hợp với hàm răng của khách. Các khay niềng này được làm từ vật liệu đặc biệt, dễ dàng trong việc tháo lắp và vệ sinh răng miệng mà không gây đau đớn cho người dùng. Ngoài ra, tính thẩm mỹ của phương pháp này cũng là tối ưu nhưng chi phí lại vô cùng đắt đỏ.

Niềng răng hô bằng khay Invisalign

Niềng răng hô bằng khay Invisalign

Các phương pháp niềng răng hô được liệt kê trên đấy là cơ sở để bạn tham khảo và lựa chọn kiểu niềng răng phù hợp nhất với bản thân bạn. Để chọn được phương pháp phù hợp nhất, hãy xem xét tình trạng răng miệng, cũng như nhu cầu và chi phí của mình bạn nhé. 

7. Ưu và nhược điểm của phương pháp niềng răng hô

Nhìn chung, niềng răng hô có 1 số ưu và nhược điểm sau:

7.1 Ưu điểm

  • Cải thiện tình trạng răng miệng, làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến răng miệng
  • Làm tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt khi làm răng của bạn trở nên đẹp hơn
  • Giúp vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng

7.2 Nhược điểm

  • Niềng răng khá tốn thời gian, tuỳ tình trạng răng miệng mà thời gian niềng sẽ dao động từ 1-3 năm
  • Gây khó chịu và khó khăn khi vệ sinh răng miệng trong thời gian đầu khi hàm bắt đầu thích nghi với dụng cụ niềng răng và các thói quen vệ sinh răng miệng bị thay đổi.

8. Quy trình niềng răng hô chuẩn y khoa

Tùy theo mức độ nặng nhẹ và tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người mà thời gian niềng răng có thể ngắn hoặc dài. Về cơ bản, quy trình niềng răng hô chuẩn y khoa gồm 4 bước sau:

Bước 1: Khám tổng quan:

Để biết được tình trạng răng miệng thực tế, bạn cần thực hiện khám tổng quan, chụp X -quang tổng thể hàm và răng cũng như lấy mẫu của hàm răng. Sau đó các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để đánh giá tình trạng răng miệng cũng như các bệnh lý liên quan đến răng miệng của bạn. 

Bước 2: Tư vấn và đưa ra các phương pháp niềng răng hô phù hợp

Dựa vào điều kiện kinh tế, nhu cầu cũng như kết quả khám chi tiết, nha sĩ sẽ đưa ra các phương pháp và lộ trình phù hợp với từng bệnh nhân. Các bác sẽ sẽ đưa ra phác đồ niềng răng hô gồm: các thiết bị sử dụng, chi phí, thời gian niềng cùng với các lưu ý kèm theo nếu có, sau đó sẽ giải quyết các thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất.

Bước 3: Gắn mắc cài 

Tùy theo phương pháp bạn đã lựa chọn ở bước 2, các bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch răng sau đó gắn mắc cài hoặc khay niềng vào răng của bạn. Sau khi thực hiện xong, bạn sẽ phải đến Nha khoa kiểm tra định kỳ 3-5 tuần/ lần để kiểm tra cũng như làm các bước cần thiết tùy thuộc vào phương pháp niềng răng hô mà bạn lựa chọn.

Bước 4: Giai đoạn hoàn thiện

Thời gian niềng răng hô ngắn hay dài phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, thông thường sẽ kéo dài từ 18-24 tháng. Sau khi răng của bạn đã trở lại bình thường, bạn sẽ được tháo dụng cụ và đeo hàm trong vòng 6-12 tháng để hàm và răng thật sự ổn định. Bạn cũng không được chủ quan sau khi hoàn thành niềng răng hô, chăm sóc sức khỏe răng miệng chu đáo, cẩn thận sẽ giúp bạn có hàm răng khỏe đẹp hơn.

9. Những lưu ý khi niềng răng hô

  • Trước khi niềng răng hô

Trước khi niềng răng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về tình trạng sức khỏe, tâm lý, quy trình niềng răng cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng về yếu tố tài chính

  • Trong khi niềng răng hô

Cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, chăm sóc và vệ sinh răng miệng một các cẩn thận và làm theo những lưu ý của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tái khám đúng hẹn để được nha sĩ kiểm tra, thực hiện các công việc cần thiết để quá trình niềng răng hô được diễn ra trơn tru và nhanh chóng

  • Sau khi tháo niềng

Bạn nên chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng, nghe theo các chỉ dẫn, dặn dò của bác sĩ và thực hiện tái khám thường xuyên để tránh tình trạng răng, hàm bị chạy và trở về tính trạng ban đầu.

10. Các câu hỏi thường gặp khi niềng răng hô

10.1 Độ tuổi khi đi chỉnh nha là bao nhiêu?

Lứa tuổi phù hợp nhất để thực hiện niềng răng hô là trẻ em và thanh thiếu niên. Vì khi đó xương hàm và răng đang phát triển nên việc niềng răng hô sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, độ tuổi nào cũng có thể niềng răng hô, chỉ cần bạn kiên trì thì sẽ có được hàm răng và nụ cười đẹp.

10.2 Thời gian chỉnh nha có lâu không?

Tùy theo tình trạng răng miệng và cơ địa của mỗi người mà thời gian niềng răng sẽ khác nhau, thông thường, thời gian này sẽ kéo dài 2 năm.

10.3 Niềng răng có đau không?

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau trong thời gian đầu thực hiện niềng răng do có thêm các dụng cụ gắn vào răng cũng như sự cọ xát của chúng vào nướu hoặc má. Tuy nhiên, khi bạn làm quen dudojc với các dụng cụ niềng thì những cảm giác này sẽ dần mất đi. Các phương pháp niềng răng hô hiện đại cũng sẽ làm giảm bớt đau hoặc thậm chí không gây đau đớn cho người dùng.

10.4 Chỉnh nha có cần nhổ răng không?

Hầu hết các bệnh nhân bị hô đều được nha sĩ chỉ định nhổ bớt răng để tạo khoảng trống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, bạn có thể thực hiện niềng mà không cần nhổ bớt răng. Hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để biết bạn có cần nhổ răng hay không nhé.

10.5 Niềng răng hô mất bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng hô phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như phòng khám nơi bạn thực hiện niềng răng, tình trạng răng miệng, trình độ bác sĩ, chất lượng dụng cụ niềng,… Bạn nên tìm hiểu và tham khảo các phòng khám có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả phải chăng để việc niềng răng hộ đạt hiệu quả cao nhé.

Dưới đây là bản giá tham khảo khi niềng răng hô tại Nha Khoa Sydney:

10.6 Niềng răng hô có hết cười hở lợi không?

Cười hở lợi thường do 2 nguyên nhân gây nên là hô hàm hoặc do thân răng ngắn. Nếu do hô hàm thì người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định đánh lún khối xương hàm trên để làm xương hàm trên thụt vào, giảm tình trạng hở lợi. Còn nếu do thân răng thì sau khi niềng răng cần tiến hàng phẫu thuật cắt lợi để xóa bỏ tình trạng này

10.7 Niềng răng hô ở đâu tốt?

Nếu bạn có nhu cầu niềng răng hô, đừng ngần ngại đến với Nha Khoa Sydney. Với đội ngũ nha sĩ, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình cũng như chi phí phải chăng, chúng tôi đã tìm lại nụ cười thành công cho hàng ngàn người. Nha Khoa Sydney được trang bị các thiết bị ý tế hiện đại và tốt nhất làm quá trình niềng răng của bạn đạt hiệu quả tối ưu.

Qua bài viết này, nha khoa Sydney hy vọng bạn đã trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về niềng răng hô. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm lại nụ cười rạng rỡ cho người Việt.

Xem thêm:

© Bản quyền thuộc nhakhoahanoisydney.vn - Thiết kế Web Minh Dương
Phone
Zalo
1
B.s TƯ VẤN ONLINE