×

Quy trình trồng răng sứ đúng chuẩn cần mấy bước?

Hiện nay, răng sứ đang rất được ưa chuộng do tính thẩm mỹ cao và hiệu quả lâu dài. Vậy hiện nay trên thị trường đang có các loại răng sứ nào? Quy trình trồng răng sứ có phức tạp không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc của bạn nhé.



Các loại răng sứ và ưu nhược điểm của chúng

Răng sứ được phân loại dựa trên nguyên liệu làm ra chúng. Hiện giờ có 4 loại răng sứ như sau: răng sứ toàn sứ, răng sứ kim loại thường, răng sứ kim loại quý và răng sứ Titan. Do giá thành chất liệu khác nhau nên chi phí cho những loại răng sứ này cũng có sự chênh lệch. Trước khi tìm hiểu về quy trình trồng răng sứ, hãy cùng lướt qua ưu và nhược điểm của 4 loại răng sứ dưới đây.

Về ưu điểm, răng toàn sứ là loại răng giống với răng thật nhất. Vật liệu sứ không gây dị ứng cho người dùng. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng ăn uống vì sức bền của loại răng toàn sứ rất tốt. Tuy nhiên, răng toàn sứ có nhược điểm là chi phí quá cao.

Răng toàn sứ

Răng toàn sứ

  • Răng sứ kim loại thường

Kim loại được sử dụng phía trong răng thường là hợp kim Crom với Coban hoặc Niken. Ưu điểm lớn khi trồng răng sứ loại này là chi phí thấp. Dù vậy, một số người lại không thể sử dụng do dị ứng kim loại. Không chỉ vậy, hiện tượng đường viền răng bị đen và răng bị xỉn màu có thể xảy ra sau vài năm sử dụng.

  • Răng sứ kim loại quý

Các kim loại quý được nhắc tới tại đây là vàng, palladium, platin… Không phải phòng khám nha khoa nào cũng có loại răng sứ này nên bạn cần tới tham khảo kĩ. Độ bền của loại răng sứ này khá cao, chống viêm răng lợi và màu sắc dễ tương thích với răng thật. Nhưng cũng giống như kim loại thường, vẫn có trường hợp bị dị ứng với loại răng sứ này.

Răng sứ kim loại quý

Răng sứ kim loại quý

  • Răng sứ Titan

Răng sứ Titan gần như không gây dị ứng cho người dùng. So với răng sứ kim loại thường, thời gian sử dụng và độ bền chắc của răng sứ Titan sẽ tốt hơn. Cùng với đó thì không tránh khỏi việc chi phí bị đội lên, quy trình trồng răng sứ Titan cần sự chuẩn xác hơn.

Quy trình trồng răng sứ cơ bản gồm các bước nào?

Bạn nên tìm hiểu và tham khảo trực tiếp tại các phòng khám uy tín để được tư vấn cụ thể về quy trình trồng răng sứ. Chất lượng điều trị tại các phòng khám sẽ khác nhau tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ, kĩ thuật, công nghệ trồng răng, thiết bị hỗ trợ, hệ thống máy móc kèm theo…

Sau đây là quy trình trồng răng sứ cơ bản.

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng

Đây là bước đầu tiên của quy trình trồng răng sứ. Để có thể đưa ra lời tư vấn và lộ trình điều trị chính xác, nha sĩ sẽ phải kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại của người bệnh. Không chỉ kiểm tra bên ngoài, nha sĩ sẽ phải chụp phim để thấy được chiều dài chân răng, chân răng có nhiễm trùng không và mô nha chu. Cần chữa tủy trong trường hợp viêm nhiễm chân răng.

Bước 2: Lên lộ trình điều trị

Nha sĩ tư vấn cho bạn về loại sứ thích hợp để bạn trồng răng. Lựa chọn 1 trong 4 loại răng sứ đã nêu ở phần trên để tiến hành lấy dấu hàm răng và chế tác răng.

Bước 3: Lấy dấu hàm làm răng mẫu

Dựa trên dấu hàm răng, bác sĩ sẽ làm răng tạm trong lúc bạn chờ đợi răng sứ được hoàn thiện.

Bước 4: Mài cùi răng

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình trồng răng sứ. Bác sĩ cần tính toán chuẩn xác xem cần mài răng bên cạnh bao nhiêu, tránh tác động đến tủy. Nếu bạn đã phải chữa tủy trước khi mài, khi mài cùi sẽ có cảm giác ê buốt. Nhưng đừng lo lắng, cảm giác này chỉ xảy ra rất ít và sẽ hết dần.

Bước 5: Gắn răng tạm

Răng sứ sẽ cần khoảng 2 ngày để chế tác. Trong khi đó, bạn cần được gắn răng tạm để không làm gián đoạn các sinh hoạt, ăn uống thông thường.

Bước 6: Thử sườn và đắp sứ

Việc thử sườn nhằm đảm bảo răng mới hoàn toàn khít với răng thật. Nếu không, sau này bạn dễ mắc phải các bệnh như sâu răng, đen viền lợi. Sau đó, bác sĩ sẽ thử sứ thô trên răng thật để xem sự hài hòa về màu sắc, hình dáng răng với khuôn mặt bạn, đồng thời điều chỉnh khớp cắn. Bên cạnh đó cần kiểm tra thêm các tiếp xúc xung quanh răng và nướu. Đây là điều bắt buộc trong quy trình niềng răng sứ.

Bước 7: Gắn răng sứ

Ở bước này, bác sĩ gắn răng sứ cho bạn và đánh bóng bề mặt răng. Đồng thời kiểm tra lại xem răng mới đã thực sự phù hợp với răng cũ và khuôn mặt của bạn hay chưa.

Gắn răng sứ

Gắn răng sứ

Bước 8: Kiểm tra khớp cắn lần cuối

Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra cường độ lực, thời gian răng chịu lực cũng như độ cân bằng chịu lực giữa các răng.

Bước 9: Hẹn tái khám

Đây là bước cuối cùng trong quy trình trồng răng sứ. Bạn sẽ cần quay lại nha sĩ khoảng 6 tháng một lần để được kiểm tra lại chất lượng của răng. Nếu có vấn đề, nha sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời.

Chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng sứ

Để có được hàm răng như ý, bạn đã trải qua đủ các bước trong quy trình trồng răng sứ. Vậy để kéo dài tuổi thọ của răng và giữ răng luôn đẹp như lúc đầu bạn cần làm gì? Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp được bạn đấy.

  • Tránh ăn những đồ ăn cứng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Do không có buồng tủy, độ dẻo dai và đàn hổi của răng sứ không thể bằng răng thật dù cho độ chịu lực có cao hơn. Để tránh làm tổn thương răng sứ, không nên ăn những đồ cứng quá thường xuyên. Cùng với đó cũng tránh đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Lưu ý khi nhai nên nhai đều 2 hàm để chia đều lực nhai ra hai bên.

  • Không hút thuốc lá sau khi trồng răng sứ

Với răng thật, hút thuốc là nguyên nhân chính khiến răng bị ố, xỉn màu. Tương tự với răng sứ, chất nicotin có trong thuốc lá sẽ khiến cho răng sứ nhanh chóng bị hỏng. Riêng với trà, cà phê, nước ngọt… thì không cần thiết phải dừng uống. Tuy nhiên, sau khi uống phải súc miệng lại và hạn chế hết sức có thể.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc đánh răng sứ cũng giống như đối với răng thật. Nên chọn những loại bàn chải lông mềm, kem đánh răng chuyên biệt để có hiệu quả tốt nhất. Chuyển từ dùng tăm sang sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.

  • Không nên nghiến răng khi ngủ

Có rất nhiều người mắc phải tật nghiến răng khi ngủ. Nếu bị như vậy, bạn nên đeo máng ngậm để về lâu dài răng không bị bào mòn.

© Bản quyền thuộc nhakhoahanoisydney.vn - Thiết kế Web Minh Dương
Phone
Zalo
1
B.s TƯ VẤN ONLINE