×

8 kinh nghiệm niềng răng cơ bản ai cũng cần biết rõ

Vì chưa có đủ thông tin, nhiều bạn vẫn còn đang chần chừ trong việc niềng răng. Bài viết dưới đây đã tổng hợp kinh nghiệm niềng răng được nha sĩ và những người dùng chia sẻ giúp bạn đọc tự tin hơn với quyết định niềng răng của mình. Sau đây là 8 kinh nghiệm niềng răng cơ bản ai cũng cần biết rõ.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng

Theo kinh nghiệm niềng răng và lời khuyên của nha sĩ, độ tuổi lý tưởng để niềng răng là khoảng 6 -12 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể của trẻ nói chung và hàm răng nói riêng đang phát triển. Chính vì thế, thời điểm này việc niềng răng cho trẻ dễ dàng hơn. Dù vậy, công nghệ chỉnh nha thẩm mỹ đang ngày càng phát triển, độ tuổi niềng răng không còn bị giới hạn nữa. Nếu bạn đã lỡ bỏ qua “giai đoạn vàng” để niềng, thì hãy nhanh chóng đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt để có lộ trình điều trị thích hợp.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng

Độ tuổi thích hợp để niềng răng

Nhổ răng để niềng có cần thiết không?

Tùy theo độ tuổi, tình trạng răng và hàm của từng người, nha sĩ sẽ quyết định xem bạn có phải nhổ răng hay không. Thường thì tình trạng răng chen chúc xảy ra ở người lớn khi đã bỏ qua “giai đoạn vàng” để niềng. Vì thế, theo kinh nghiệm niềng răng của các nha sĩ, người lớn sẽ phải nhổ răng nhiều hơn trẻ em. Khi răng và hàm chưa phát triển hết, vẫn còn những chỗ trống để điều chỉnh, việc nhổ răng có thể là không cần thiết.

Liệu có bị đau đớn khi niềng răng?

Rất nhiều người quan tâm đến sự thoải mái khi niềng răng. Chị T. N (hiện đang ở Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm niềng răng của riêng mình: “Niềng răng là một quá trình làm đẹp cần sự kiên trì rất lớn, sự thật là có trải qua đau đớn. Nhưng khi nhìn thấy thành quả rồi, bạn sẽ cảm thấy vô cùng xứng đáng.” Dù phương pháp niềng răng bạn lựa chọn có hiện đại tới đâu, vẫn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu. Cảm giác này sẽ xảy ra trong vòng 7 – 14 ngày sau khi niềng. Nhưng đa số các trường hợp thì bạn sẽ dần làm quen và thoải mái hơn. Các nha sĩ cũng sẽ giới thiệu cho bạn những mẹo nhỏ giúp làm quen với niềng nhanh nhất.

 

 

Niềng răng có đau không

Niềng răng có đau không

Xem thêm: NIỀNG RĂNG ĐAU NHẤT GIAI ĐOẠN NÀO? GIẢM ĐAU KHI NIỀNG BẰNG CÁCH NÀO

Mất bao lâu để có được hàm răng như ý?

Các phương pháp niềng hiện nay thường sẽ tốn của bạn trung bình 1 năm rưỡi tới 2 năm. Thời gian này có thể được rút ngắn lại hoặc thậm chí là kéo dài hơn tùy từng trường hợp cụ thể. Như đã nói ở trên, niềng răng ở trẻ em thường không phải nhổ răng. Vì thế, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn so với người lớn. Một số yếu tố có thể tác động tới thời gian niềng của bạn như: độ tuổi, cách chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống, phương pháp niềng, kinh nghiệm niềng răng của nha sĩ…

Khi đang niềng răng thì nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn uống sẽ có tác động vô cùng lớn tới quá trình niềng răng. Vì thế, bạn cần lập cho mình một thực đơn riêng biệt và cần tuân thủ chặt chẽ. Những người từng có kinh nghiệm niềng răng cho biết: Trong khi niềng, răng và hàm của chúng ta sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Cần ưu tiên những đồ ăn mềm, dễ nhai, nuốt. Tuyệt đối tránh các món cứng, gây tổn thương đến răng lợi. Tuy nhiên, hãy chú ý tới cả chế độ dinh dưỡng, đừng bỏ qua nhé.

Khi đang niềng răng nên ăn gì?

Khi đang niềng răng nên ăn gì?

Những đồ ăn có lợi:

  • Các món ăn được làm từ sữa (sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai…)
  • Các loại bánh mềm.
  • Các món ăn nước như bún, cháo, phở, cơm nhão, súp…
  • Ưu tiên chế biến đồ ăn bằng cách hầm nhừ, luộc, hấp mềm…
  • Các loại trái cây bổ sung vitamin và rau củ để thêm chất xơ.

Vậy thực phẩm cần tránh là:

  • Những đồ ăn, trái cây dai, cứng, chưa được cắt nhỏ hoặc nấu nhừ..
  • Bánh kẹo, kẹo cao su, nước ngọt có ga… sẽ gây sâu răng, tổn thương răng.

Một số tình trạng người dùng gặp phải khi niềng răng

Thường thì các nha sĩ sẽ ít khi nhắc đến, đây là vấn đề mà chỉ hội những người đã có kinh nghiệm niềng răng truyền tai nhau. Đau đớn ít ngày khi bạn bắt đầu niềng cũng không quá nghiêm trọng, vì chúng sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Một số tình trạng bạn có thể gặp phải khi đang niềng còn có: tụt lợi, hóp má, hóp thái dương…

Những thói quen xấu cần loại bỏ khi niềng

Một số thói quen xấu đã được hình thành từ khi bạn còn bé. Chính những thói quen này đã làm cho răng của bạn bị lộn xộn. Giờ chính nó lại cản trở quá trình niềng răng của bạn. Bạn cần chú ý loại bỏ những thói quen sau:

  • Mút tay, đẩy lưỡi: xảy ra thường xuyên ở trẻ em khi các bé chưa điều chỉnh được hành vi của mình.
  • Tự ý cạy, gỡ mắc cài, khay niềng răng. Các cha mẹ đã có kinh nghiệm niềng răng cho con sẽ biết, trẻ thường rất khó chịu và tự làm theo ý mình.
  • Cắn móng tay, nhai đá, nhai đồ ăn cứng, nhai kẹo cao su. Đây là thói quen mà ngay cả người lớn vẫn còn.

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng

Quan trọng tương đương với vấn đề ăn uống là cách thức vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng. Các nha sĩ đã có kinh nghiệm niềng răng lâu năm cho biết, việc chọn bàn chải cũng cần bí kíp riêng. Nên sử dụng bàn chải đầu tròn để tránh tổn thương răng và khoang miệng.

Đánh răng khi niềng

Đánh răng khi niềng

Lưu ý về việc đánh răng khi niềng:

  • Đánh răng sau khi ăn sáng và tối khoảng 4 lần. Quan trọng là phải đánh sạch, không để thức ăn thừa tạo thành mảng bám trên răng.
  • Không chà xát quá mạnh tổn thương răng và gây hỏng mắc cài. Làm sạch đầy đủ mặt trong, mặt ngoài và cả mặt trên của răng. Nên đánh ít nhất là 2 phút mỗi lần.

Nhiều người có thói quen sử dụng tăm sau khi ăn. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay thế bằng chỉ nha khoa. Các thức ăn nếu chưa được làm sạch hết sau khi chải răng, thì lúc này hãy dùng chỉ nha khoa để giải quyết vấn đề. Mỗi ngày nên dùng chỉ nha khoa khoảng 1 – 2 lần, mỗi lần 2 phút.

Với những kinh nghiệm niềng răng được các bác sĩ và người dùng chia sẻ, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về niềng răng và những điều cần lưu ý. Nếu vẫn cảm thấy mơ hồ và cần tư vấn cụ thể, đừng ngần ngại chọn lựa một cơ sở nha khoa uy tín và tới nghe bác sĩ tư vấn cho mình.

Bài viết liên quan:

© Bản quyền thuộc nhakhoahanoisydney.vn - Thiết kế Web Minh Dương
Phone
Zalo
1
B.s TƯ VẤN ONLINE