×

Mang thai khi niềng răng có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi không?

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi cũng như có được một quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, hiệu quả, chị em cần lưu ý gì? Bài viết bên dưới sẽ giúp chị em giải đáp những thắc mắc về việc mang thai và niềng răng.

Niềng răng và việc mang thai

Về bản chất, niềng răng và mang thai là hai phạm trù khác nhau. Niềng răng giúp can thiệp và khắc phục các khiếm khuyết như răng hô, móm, thưa, lệch lạc. Chính vì thế niềng răng được nhiều chị em lựa chọn để cải thiện hàm răng không đều, đẹp của mình để có nụ cười tự tin hơn.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do như học tập, công việc, gia đình,… nhiều người không có thời gian để niềng răng, vì thông thường khi niềng răng phải đến nha khoa trung bình 2 – 4 tuần/lần để thăm khám, siết răng… Bên cạnh đó cũng có thể vì nhu cầu giao tiếp nhiều trong công việc mà ý định niềng răng của chị em bị trì hoãn vô thời hạn. Vì thế trong thời gian nghỉ thai sản, nhiều chị em nảy ra ý định tranh thủ niềng răng để cải thiện hàm răng nhiều khiếm khuyết để khi quay trở lại công việc sẽ có hàm răng đều, đẹp cùng nụ cười tự tin. Sau đó đi làm lại thì sẽ có nụ cười tự tin hơn. Câu hỏi đặt ra là: “Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu có thể niềng răng được không?”

Kết quả hình ảnh cho niềng răng khi mang thai

Ngoài ra, có một trường hợp khác, chị em phụ nữ đang trong giai đoạn niềng răng và muốn có thai hoặc phát hiện mình mang thai thì phải làm sao? Các Bác sĩ chuyên về niềng răng cũng có nói rằng: Niềng răng và mang thai là hai vấn đề khác nhau, trong thời gian niềng răng, chị em phụ nữ vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đặc biệt của người phụ nữ, nên bất kỳ những can thiệp nào cũng cần phải xem xét kỹ, ưu tiên sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, những chỉ định của Bác sĩ như nhổ răng, chụp X-quang cần phải được cân nhắc kỹ.

Xem thêm: THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ NIỀNG RĂNG CHO KẾT QUẢ TỐT NHẤT

Niềng răng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Về bản chất, niềng răng là phương pháp điều trị răng hô, móm, thưa, lệch lạc bằng các khí cụ như dây cung, mắc cài về đúng vị trí trên cung hàm. Răng được di chuyển từ từ và không bị xâm lấn hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chính vì thế, về nguyên tắc, niềng răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Quá trình niềng răng thường kéo dài ít nhất 1 năm, trong thời gian này bạn phải thường xuyên đến phòng khám nha khoa để tái khám và điều chỉnh lực siết của dây cung, việc không quen ăn uống khi mới gắn mắc cài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là khoảng thời gian nhạy cảm, chị em phụ nữ phải đặc biệt lưu ý để có thể niềng răng an toàn.

  • Trong thời gian đầu mang thai: Thông báo cho Bác sĩ đang niềng răng biết khi phát hiện mình đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai để Bác sĩ xem xét đưa ra các chỉ định niềng răng, gắn khí cụ, chụp X-quang, nhổ răng… phù hợp.
  • Trong trường hợp tình trạng sức khỏe của thai phụ không được tốt, ốm nghén quá nặng, sự phát triển của phôi thai không ổn định… Bác sĩ có thể xem xét việc tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết răng hoặc thậm chí là tháo bớt mắc cài để thai phụ thoải mái và điều dưỡng sức khỏe.
  • Trong trường hợp sức khỏe cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, chị em vẫn có thể tiếp nhận những điều trị chỉnh nha bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, Bác sĩ có thể cân nhắc lực siết răng nhẹ nhàng hơn, lưu ý vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng cho thai phụ, hạn chế việc dùng thuốc…
  • Để đảm bảo an toàn cho phụ nữ đang niềng răng và phát hiện mang thai thì không nên chụp phim, lùi thời gian nhổ răng hoặc tạo lực siết răng quá mạnh sau ba tháng đầu đeo mắc cài. Đối với phụ nữ đang mang thai thì giai đoạn này cực kỳ quan trọng, bất kỳ những vấn đề phát sinh nào ảnh hưởng đến cơ thể của người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Vậy có nên niềng răng khi mang thai?

Quyết định niềng răng khi mang thai vẫn có thể tuy nhiên Bác sĩ khuyên bạn nên cân nhắc. Thời gian mang thai trung bình khoảng 9 tháng, trong khi đó niềng răng lại kéo dài từ 1 – 3 năm. Nếu trong quá trình mang thai và có ý định niềng răng thì có thể cân nhắc đợi đến khi sinh em bé thì hãy bắt đầu niềng răng.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu niềng răng, Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định nhổ răng, chụp X-quang, giảm lực siết răng khi thai phụ có biểu hiện ốm nghén… hoặc giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, Bác sĩ có thể tháo tạm mắc cài và cho bạn đeo hàm duy trì để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé. Chính vì thế nếu có ý định niềng răng khi mang thai, bạn nên cân nhắc vì quá trình niềng răng có thể gián đoạn và không đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

Kết quả hình ảnh cho niềng răng khi mang thai

Một số ghi chú về các giai đoạn niềng răng, bạn nên cân nhắc như sau:

  • Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai: Bác sĩ khuyên thai phụ nên đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng. Có thể đề nghị tháo bớt các khí cụ nếu thấy khó chịu. Trong trường hợp ốm nghén nặng, thai phụ có thể thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, bị mòn răng do axit dạ dày trào ngược, ê buốt răng về sau hoặc nguy cơ viêm nướu do những mảng bám trên răng.
  • Bước qua giai đoạn 3 tháng đầu vất vả, niềng răng có thể diễn ra bình thường và thoải mái hơn. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn và cảm giác dễ chịu cho sản phụ đang niềng răng thì mọi thao tác khi chỉnh nha đều phải thật nhẹ nhàng, chú ý tình trạng viêm nướu thai kỳ do thay đổi hormone. Chính vì thế, bạn phải chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, các điều trị tổng quát như cạo vôi răng là điều cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo một hàm răng khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể thường xuyên ngậm nước muối ấm sau khi đánh răng để loại sạch vi khuẩn, sát trùng nướu răng, ngăn ngừa những vấn đề viêm nướu, viêm nha chu. Trong giai đoạn này, còn một vấn đề nữa cần chú ý đó là dùng các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có nhiều Fluor, bởi vì thành phần Fluor có thể ảnh hưởng đến mầm răng của thai nhi. Chính vì thế, chị em có thể chọn cho mình những sản phẩm kem đánh răng ít Flour hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn loại đẹp đánh răng phù hợp.
  • Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ: Bạn vẫn có thể yêu cầu bác sĩ tháo tạm mắc cài bởi vì bạn có thể chuyển sang giai đoạn đeo khí cụ duy trì. Đây là yêu cầu hoàn toàn chính đáng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Trong ba tháng cuối thai kỳ, mặc dù có dự đoán trước thời gian sinh con, tuy nhiên không ai có thể tiên đoán được thời gian chỉnh nha chính xác hoặc phương pháp sinh con. Nếu sản phụ sinh con bằng phương pháp mổ thì cần phải gây mê nội khí quản thì mắc cài có thể cản trở hoặc rơi vào khí quản cực kỳ nguy hiểm. Sau khi tháo mắc cài, sản phụ nên đeo hàm duy trì để ổn định răng, hạn chế những nguy cơ xô lệch, sau khi sinh xong, sức khỏe ổn định, bạn có thể gắn lại mắc cài và tiếp tục quá trình chỉnh nha.

Bài viết liên quan:

© Bản quyền thuộc nhakhoahanoisydney.vn - Thiết kế Web Minh Dương
Phone
Zalo
1
B.s TƯ VẤN ONLINE