Những vấn đề về răng như hô, móm, mọc lệch không chỉ khiến bạn gặp khó khăn trong vệ sinh, ăn uống. Mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm giảm sự tự tin khi giao tiếp. Chính vì thế, niềng răng là phương pháp đang được nhiều khách hàng lựa chọn để cải thiện hàm răng của mình. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại niềng răng đang có mặt trên thị trường hiện nay và ưu nhược điểm của chúng.
Niềng răng có mắc cài
Đây là hình thức niềng răng có mặt sớm nhất và vẫn đang phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt với các ca “khó”, niềng răng có mắc cài sẽ được bác sĩ khuyên dùng. Các loại niềng răng mắc cài gồm có:
-
Mắc cài kim loại
Kim loại được sử dụng để niềng răng có thể là thép không gỉ hoặc vàng, bạc. Tùy theo nhu cầu và điều kiện của người sử dụng. Để điều chỉnh cấu trúc hàm đang bị lệch chuẩn, bác sĩ sẽ gắn mắc cài của từng răng bằng dây thép hoặc thun. Khung kim loại có cấu tạo rất chắc chắn, chịu được tất cả các lực khi người dùng sinh hoạt hàng ngày.
Ưu điểm của loại mắc cài này là chi phí thấp (tùy vào kim loại bạn lựa chọn), hiệu quả cao. Độ bền và lực xiết cao nên không lo bị gãy, vỡ trong quá trình niềng. Tuy nhiên, trong các loại niềng răng, mắc cài kim loại thiếu tính thẩm mỹ và gây khó chịu trong thời gian đầu đeo. Nếu cảm thấy chưa quen, sử dụng sáp chỉnh nha che vào mắc cài sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Cần lưu ý khi sử dụng mắc cài này, bạn cần tránh việc các thức ăn dính vào niềng, ví dụ như kẹo dẻo hay đồ ăn cứng.
Xem thêm: CÓ NÊN CÀI NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ TỰ BUỘC HAY KHÔNG?
-
Mắc cài sứ
Nhằm nâng cao tính thẩm mỹ của các loại niềng răng trước đó, mắc cài sứ đã ra đời. Nhìn từ xa, người khác sẽ khó nhận biết là bạn đang niềng răng do loại mắc cài này trong suốt. Chính vì thế, sử dụng mắc cài đảm bảo tính thẩm mỹ cao, giúp bạn giao tiếp tự tin hơn.
Được làm từ hợp kim gốm và một số hợp chất vô cơ. Mắc cài sứ sẽ kết hợp với dây cung môi và dây thun để tác động tăng lực kéo cho răng, giúp định hình lại răng.
Nhược điểm của mắc cài sứ là gây vướng víu cho người dùng. Đòi hỏi bác sĩ phải thao tác cẩn thận và chính xác. Do đặc tính về chất liệu nên mắc cài cũng dễ bị hư hỏng nếu người dùng không cẩn thận. Ngoài ra, thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn khoảng 6 tháng so với mắc cài kim loại.
-
Mắc cài tự khóa
Tuy mới được áp dụng gần đây nhưng với những ưu điểm vượt trội. Mắc cài tự khóa cũng đang được nhiều người sử dụng. Phần mắc cài sẽ có nắp trượt hoặc có cánh kim loại nhằm cố định phần dây, dây cung sẽ di chuyển linh hoạt trong phần rãnh mắc cài. Nhờ cấu tạo như vậy nên sẽ làm giảm bớt lực ma sát, điều chỉnh và kiểm soát lực phù hợp rất dễ dàng cũng như ít gây biến dạng cho dây. Thời gian sử dụng mắc cài tự khóa lại ít hơn hẳn so với các loại niềng răng khác. Bạn thậm chí không cần tới nha sĩ kiểm tra quá thường xuyên.ư
Ưu việt như vậy nhưng loại mắc cài này cũng không tránh khỏi những khuyết điểm đáng lưu ý. Đầu tiên là bạn cần tìm đến các bác sĩ có tay nghề cao, chất lượng mắc cài thực sự được đảm bảo, chi phí cao hơn nhiều so với các loại niềng răng mắc cài truyền thống. Ngoài ra, độ dày của mắc cài vẫn sẽ gây ra sự khó chịu nhất định cho người dùng.
-
Mắc cài mặt lưỡi (Niềng răng cài mặt trong)
Niềng răng cài mặt lưỡi (hay còn gọi là niềng răng cài mặt trong) cũng là một phương pháp có hiệu quả thẩm mỹ cao trong các loại niềng răng. Đúng như tên gọi, người ngoài không thể nhìn thấy niềng răng. Phần mắc cài đã được chuyển hoàn toàn vào phía trong. Tuy nhiên, vì niềng ở mặt trong nên chắc chắn bạn sẽ khó vệ sinh hơn khi niềng ở mặt ngoài của răng cũng như gây khó chịu cho lưỡi khi mới sử dụng. Chi phí cao và thời gian niềng răng kéo dài cũng là điều bạn cần cân nhắc khi quyết định sử dụng loại mắc cài này.
Niềng răng không mắc cài
-
Niềng răng trong suốt (Sử dụng khay)
Không cần tới mắc cài, các dây kim loại hay nẹp niềng răng, niềng răng trong suốt đang có chi phí cao nhất trong các loại niềng răng hiện nay. Nha sĩ sẽ sử dụng khay trong suốt (máng tẩy tháo lắp) để di chuyển răng dần dần. Hiện nay, loại khay được ưa chuộng đang là khay Invisalign. Loại này được sản xuất tại Mỹ, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.
Cứ khoảng nửa tháng, bạn sẽ phải quay lại nha sĩ để tháo lắp, điều chỉnh cho tới khi hàm răng đạt chuẩn. Với từng trường hợp cụ thể sẽ phải thay số lượng khay khác nhau. Thường dao động từ khoảng 25 tới 45 bộ khay. Vì không có mắc cài, các khay này có thể tháo lắp. Dễ dàng vệ sinh răng miệng, tính thẩm mỹ cũng được đảm bảo. Thời gian đầu thì việc mới mang khay cũng sẽ ảnh hưởng tới việc phát âm và ăn uống.
Xem thêm: NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI MẤT BAO LÂU, GIÁ BAO NHIÊU?
-
Sử dụng khí cụ kim loại:
Trái ngược lại với việc sử dụng khay trong suốt. Niềng răng tháo lắp bằng khí cụ kim loại lại là phương pháp có giá thành thấp nhất trong các loại niềng răng. Thậm chí thấp hơn cả mắc cài kim loại truyền thống. Phương pháp này thích hợp với trẻ em đang trong độ tuổi thay răng. Đặc biệt khi hàm có cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Thời gian niềng có thể kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Tùy thuộc vào tình trạng và độ lệch, xấu của hàm răng.
Ngoài ưu điểm về giá thành, việc tháo lắp cũng như vệ sinh răng miệng khi dùng khí cụ rất dễ dàng. Tuy nhiên, khi ăn thì bạn bắt buộc phải tháo khí cụ ra.
Phía trên là các loại niềng răng thẩm mỹ đang có mặt trên thị trường hiện nay. Phụ thuộc vào tình trạng răng cũng như điều kiện tài chính, phương pháp và chi phí niềng răng của mỗi người sẽ khác nhau. Bạn nên tới các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám trước khi có quyết định cuối cùng. Các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp và cho bạn biết bạn thực sự phù hợp với phương pháp niềng răng nào để có được hàm răng ưng ý nhất.
Xem thêm: